Nhân dân tích cực tham gia
Ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND xã Quế Phong cho biết, thời gian qua, bên cạnh việc tuyên truyền người dân hiểu về lợi ích của các công trình mang lại để người dân chung tay quản lý, sử dụng, chính quyền xã Quế Phong ưu tiên lựa chọn các công trình trọng điểm để xây dựng, có tính lan tỏa lớn để đầu tư. Nhờ đó đời sống, thu nhập của người dân ngày một nâng cao, góp phần làm thay đổi diện mạo xã miền núi, còn nhiều khó khăn này.
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và sự chung tay góp sức của nhân nhân, đã giúp hàng loạt công trình phục vụ dân sinh ở địa phương được xây dựng.
Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cũng như sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, địa phương đã đạt được những kết quả tích cực trong xây dựng NTM. Nhất là trong quá trình thực hiện, nhiều công trình triển khai xây dựng nhân dân tự giải phóng mặt bằng, ủng hộ vật liệu, ngày công, hiến đất,…để xây dựng đường giao thông, trường học, nhà văn hóa.
Thời gian qua, địa phương đã vận động nhân dân hiến vật kiến trúc gồm có tường rào, cổng ngõ và nhiều diện tích đất và hoa màu: 406,75m đất ở, 2.241,14m đất lúa và đất màu, 262 cây cau, 1318 cây keo, 47 cây bạch đàn, 6 cây mít và nhiều loại cây ăn quả khác. Trong đó điển hình như hộ ông Nguyên Đức Tiện 110m tường rào, hộ Thái Tung hiến 116 cây cau lớn cho quả, 210 cây keo…
Diện mạo xã miền núi Quế Phong đổi thay từng ngày nhờ NTM.
Theo ông Sơn, tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM trong gần 10 năm qua là hơn 48 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn TW, tỉnh là 31 tỷ đông, ngân sách huyện là 9.8 tỷ đồng, ngân sách xã 4,3 tỷ đồng, nguồn vốn lồng ghép và đóng góp của nhân dân là 3,1 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, xã đã đầu tư các tuyến đường giao thông trục xã, liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa là 2,2km, nâng tỷ lệ đạt chuẩn 8,45km/8,45km, đạt tỷ lệ 100%; đường trục thôn xóm đã được cứng hóa 1,6km nâng tỷ lệ đạt chuẩn 14,7km; đường ngõ xóm được đầu tư mới 6,6km…
Về thủy lợi, tổng số kênh mương đã được kiên cố hóa là 9,73km. Đầu tư mới trên địa bàn 4 cây cầu gồm: Cầu Vôi thôn Lộc Trung, cầu Đồng Cốn thôn Gia Cát Tây, cầu Ông Tờ thôn An Long 2 và cầu Khe Rách thôn Tân Phong với kinh phí 4,3 tỷ đồng. Nâng cấp sữa cầu Gia Hội, mở rộng nút giao thông vào đầu cầu Gia Hội, đầu tư mới cống Ngõ Công thôn Thuận Long với tổng kinh phí trên 600 triệu đồng. Ngoài ra, thì hàng loạt công trình phục vụ dân sinh khác được đầu tư như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa,…
Cơ sở hạ tầng ở Quế Phong được đầu tư xây dựng, nhất là giao thông.
Đến tháng 6/2019 Quế Phong đạt 12/19 tiêu chí, còn lại 7 tiêu chí chưa đạt gồm: Giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, tổ chức sản xuất, môi trường và an toàn thực phẩm, Quốc phòng và An ninh.
Đời sống được cải thiện
Ông Sơn cho biết thêm, để giúp người dân nâng cao thu nhập, xã đã vận động nhân dân thay đổi tập quán canh tác, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng thế mạnh từng thôn và mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ.
Xã có diện tích đất nông nghiệp 2.896,74ha, trong đó 2 vụ lúa 310ha; đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu 232,33ha; đất trồng cây lâu năm 518,11ha; đất lâm nghiệp 1.859,61ha (trong đó rừng sản xuất 537,66ha). Ngoài 2 cây trồng chủ lực là cây keo và cây lúa, hiện này địa phương đang mở rộng sang trồng cây ăn quả, đặc biệt là cây bưởi da xanh.
NTM đã giúp xã Quế Phong thay đổi toàn diện, đời sống của người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần.
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ từ cấp trên, sự tham gia quyết liệt của địa phường cùng người dân. Nhờ đó, kinh tế địa phương đã có những chuyển biến rõ rệt, tỷ trọng phát triển công nghiệp – nông nghiệp – thương mại – dịch vụ đã có những thay đổi tích cực, thu nhập bình quân đầu người tính đến cuối năm 2018 đạt 23,7 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 3,36%.
Thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất hàng nằm xã đã xây dựng phương án hỗ trợ bò giống, mô hình “3 giảm, 3 tăng”, lạc xen sắn từng bước đem lại hiệu quả. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất trong 10 năm là 818 triệu đồng, trong đó nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn NTM là 600 triệu đồng, nguồn vốn 135 là 218 triệu đồng.
“Phong trào xây dựng NTM đã giúp xã Quế Phong làm thay đổi toàn diện, đời sống của người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần, kinh tế - xã hội ngày càng đi lên, an ninh chính trị được giữ vững, qua đó đã tạo lòng tin cho nhân dân. Hi vọng với những thành tựu đạt được, đó là nền tảng cũng như động lực để địa phương tiếp tục thực hiện các tiêu chí còn lại…” - Ông Sơn cho hay.
Thanh Hậu - Gia BảoÝ kiến bạn đọc
Trên địa bàn xã có vũng nước nóng Bàn Thạch không những là danh lam, thắng cảnh mà còn có nhiều giá trị về kinh tế, y học... đang được địa phương kêu gọi thu hút đầu tư. Hồ chứa nước An Long không những phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn xã mà còn là điểm...