Tại buổi tiếp, ông Takebe cho biết, tỉnh Hokkaido là tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp phát triển nhất Nhật Bản. Đặc thù của tỉnh Hokkaido Nhật Bản được mệnh danh là Vùng đất của băng tuyết. Với đặc điểm thời tiết khí hậu ở Hokkaido có mùa đông kéo dài nên thời gian thực tập sinh có thể thực tập công việc của các ngành nghề nông lâm thủy sản bị giới hạn, việc bố trí công việc cho thực tập sinh nông nghiệp trong suốt 1 năm gặp khó khăn. Theo ông Takebe, thực tập sinh sẽ không chỉ thực tập trong lĩnh vực nông nghiệp mà có thể thực tập các công việc khác liên quan nên sẽ có việc làm quanh năm và nắm bắt được cả quy trình từ thu hoạch đến sản xuất, chế biến, đóng gói hay làm việc trong siêu thị.
Các thực tập sinh ngoài lúc làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp họ còn có thời gian học ngoại khóa, giao lưu với người dân địa phương trong các lễ hội văn hóa, trà đạo để hiểu về những phong tục, tập quán, cuộc sống của người Nhật Bản.
Ngày 22/7/2016, Viện nghiên cứu Đông Á của Nhật Bản đã ký thỏa thuận với Trung ương Hội nông dân Việt Nam trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển nông thôn với nội dung hai bên sẽ trao đổi nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc “Sản xuất thực phẩm, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, xây dựng nông thôn”.
“Vấn đề vướng mắc ở đây là Hội nông dân không phải là công ty hay một tổ chức có chức năng phái cử lao động cho nên làm thế nào để ý tưởng đưa các cán bộ trẻ của Hội nông dân sang Nhật Bản học tập và làm việc như những thực tập sinh có thể triển khai trên thực tế. Tôi cũng đã đề nghị Hội nông dân phải tham vấn ý kiến, trao đổi với các bộ, ngành có liên quan như Bộ Ngoại giao, Bộ LĐ-TBXH, Bộ NN và PTNT để tìm ra cơ chế đặc thù cho việc này”- ông Takebe nói.
Toàn cảnh buối làm việc
Sở dĩ có ý kiến tiếp nhận lao động theo đúng nghĩa là lao động phổ thông vì theo cơ chế thực tập sinh kỹ năng hiện nay, lĩnh vực lao động thực tập sinh sẽ bị giới hạn các ngành nghề và chỉ có cách cải thiện cơ chế tiếp nhận thực tập sinh giống như thực tập sinh trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hokkaido, có nghĩa là thực tập sinh sang không chỉ làm việc trong một ngành nghề mà tùy theo thời vụ, giai đoạn họ có thể luân chuyển từ ngành này sang ngành khác. Việc đó sẽ giúp đa dạng hóa lĩnh vực thưc tập sinh có thể làm việc và có thể tiếp nhận được ngày càng nhiều lao động sang làm việc tại Nhật Bản. Nếu làm được điều này sẽ hạn chế tình trạng lao động làm bỏ trốn, làm việc bất hợp pháp như hiện nay.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp bày tỏ vui mừng khi gặp lại ông Tsutomu Takebe, đồng thời đánh giá là người khởi xướng tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước, cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật-Việt đã góp phần tăng cường giao lưu văn hóa, gia tăng sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Nhật Bản và Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản làm việc.
Về vấn đề lao động sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp của Hokkaido, Thứ trưởng cho biết đây là trăn trở cách đây 2 năm của ông Tsutomu Takebe và vui mừng khi tất cả những ý tưởng đó của ông đã trở thành hiện thực.
Liên quan đến nội dung trao đổi đưa cán bộ trẻ của Hội nông dân sang Nhật Bản với thời hạn dài hơn 1 năm với tư cách là thực tập sinh, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết Bộ hoàn toàn ủng hộ. “Việc đưa họ sang Nhật Bản với tư cách là thực tập sinh không phải là vấn đề quá khó nhưng quan trọng là tổ chức như thế nào, trước khi đi có cần phải đạt trình độ tiếng Nhật N3 hoặc N4 hay không hay có những hình thức như thế nào để hỗ trợ họ sang Nhật Bản trong vòng 1 năm. Đó là những vấn đề cần phải bàn thể thực hiện được ý tưởng đó. Thời gian tới Bộ LĐ-TBXH sẽ có buổi làm việc với Hội nông dân để thảo luận kỹ hơn về việc này” – Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.
Ý kiến bạn đọc
Trên địa bàn xã có vũng nước nóng Bàn Thạch không những là danh lam, thắng cảnh mà còn có nhiều giá trị về kinh tế, y học... đang được địa phương kêu gọi thu hút đầu tư. Hồ chứa nước An Long không những phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn xã mà còn là điểm...